Quốc hội thông qua Luật Đặc xá năm 2018

80
Đánh giá bài viết

Cổng Thông tin điện tử Công an tỉnh Quảng Bình trân trọng giới thiệu bố cục cơ bản của Luật Đặc xá năm 2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 ngày 19/11/2018, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội  Khóa XIV đã thông qua 

Ảnh minh họa.

Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước đối với người phạm tội bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, đồng thời khuyến khích họ ăn năn, hối cải, tích cực học tập, lao động, cải tạo để được hưởng sự khoan hồng của Nhà nước, trở thành người có ích cho xã hội.

Về tên gọi của Luật Đặc xá năm 2018, thực hiện Nghị quyết số 34/2017/QH14 ngày 07 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội khóa XIV về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 thì tên của dự án Luật là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đặc xá. Tuy nhiên, do phạm vi sửa đổi rộng (sửa đổi 18/36 điều, bổ sung 03 điều mới), nhiều nội dung sửa đổi là chính sách lớn, cơ bản của Luật Đặc xá năm 2007 nên Chính phủ đề nghị đổi tên gọi của dự án Luật là Luật Đặc xá năm 2018.

Về bố cục, Luật Đặc xá năm 2018 bao gồm 6 chương, 39 điều. So với Luật Đặc xá năm 2007 thì Luật Đặc xá năm 2018 giữ nguyên số chương, tăng 03 điều quy định về trách nhiệm của Tổ thẩm định liên ngành, Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao trong thực hiện công tác đặc xá, cụ thể như sau:

Chương I. Những quy định chung: bao gồm 07 điều (từ Điều 1 đến Điều 7) quy định về: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ; nguyên tắc thực hiện, thời điểm, chính sách của Nhà nước trong đặc xá và các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện đặc xá.

Chương II. Đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước: bao gồm 14 điều (từ Điều 8 đến Điều 21), chia thành 03 mục; trong đó:

Mục 1 có 03 điều (từ Điều 8 đến Điều 10), quy định về trình tự, thủ tục trình Chủ tịch nước ban hành, công bố quyết định về đặc xá; thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá, Tổ thẩm định liên ngành.

Mục 2 có 03 điều (từ Điều 11 đến Điều 13) quy định về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá;

Mục 3 có 08 điều (từ Điều 14 đến Điều 21) quy định về trình tự, thủ tục đề nghị đặc xá, thực hiện quyết định đặc xá.

Chương III. Đặc xá trong trường hợp đặc biệt: bao gồm 03 điều (từ Điều 22 đến Điều 24) quy định về: người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt; trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt và thực hiện Quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt.

Chương IV. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện đặc xá: bao gồm 11 điều (từ Điều 25 đến Điều 35), quy định về: trách nhiệm của Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức có liên quan, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Hội đồng tư vấn đặc xá trong thực hiện đặc xá.

Chương V. Khiếu nại, tố cáo trong thực hiện đặc xá: bao gồm 03 điều (từ Điều 36 đến Điều 38) quy định về: khiếu nại về việc lập danh sách người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước; thẩm quyền, thời hạn giải quyết khiếu nại; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện đặc xá.

Chương VI. Điều khoản thi hành: bao gồm 01 điều (Điều 39), quy định về: hiệu lực thi hành Luật.

Luật Đặc xá năm 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019.

Tiêu Dao