Những nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015

116
Đánh giá bài viết

Tại Kỳ họp thứ 2, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua 15 luật, trong đó có Luật Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Công an nhân dân và công tác đảm bảo an ninh, trật tự.

 

Ảnh minh họa.

 

Cổng TTĐT Công an Quảng Bình xin giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015, gồm có 03 điều, cụ thể như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của BLHS năm 2015.

Điều 2. Bổ sung, thay thế, bỏ một số từ, cụm từ, dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy tại một số điều, khoản, điểm của BLHS năm 2015.

Điều 3. Hiệu lực thi hành.

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT

1. Về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của BLHS năm 2015 (Điều 1)

1.1. Sửa đổi một số điều thuộc phần những quy định chung của BLHS năm 2015

– Luật đã sửa đổi bổ sung điểm d khoản 1 Điều 3 về nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội, theo đó, đã bổ sung nội dung “tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án” là một trong những điều được để được hưởng khoan hồng. Luật cũng sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 3 BLHS năm 2015 như sau: “d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra”.

– Luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 9 về phân loại tội phạm, theo đó, các khoản 1, 2, 3, 4 của Điều 9 đã được sửa đổi thành các điểm a, b, c, d của khoản 1 đồng thời bổ sung khoản 2 quy định phân loại tội phạm đối với pháp nhân như sau: “2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này”

– Luật cũng sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 12 theo hướng kế thừa quy định của BLHS năm 1999 là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhưng giới hạn trong 28 tội danh, cụ thể quy định như sau: “2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”.

– Điều 14 về chuẩn bị phạm tội cũng được sửa đổi, điểm mới đáng chú ý là bổ sung một số tội mà người chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, ngoài ra cũng giới hạn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về hành vi chuẩn bị phạm tội chỉ đối với 02 tội danh là tội giết người (Điều 123) và tội cướp tài sản (Điều 168).

– Luật sửa đổi, bổ sung điểm s và điểm t khoản 1 Điều 51 như sau: “s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;”; đồng thời cũng sửa đổi, bổ sung điểm x khoản 1 Điều 51 như sau: “x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.”.

– Luật sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 54 theo hướng bổ sung nội dung “Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt” và viết lại như sau: “3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”. Đồng thời Luật cũng sửa đổi Điều 61 theo hướng bổ sung không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với khoản 3 và khoản 4 Điều 353, khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của BLHS năm 2015.

– Luật sửa đổi, bổ sung các khoản 1 và khoản 2 Điều 66 như sau: 

“1. Người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Phạm tội lần đầu; b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; c) Có nơi cư trú rõ ràng; d) Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí; đ) Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn. Trường hợp người phạm tội là người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì phải chấp hành được ít nhất là một phần ba mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn; e) Không thuộc một trong các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 Điều này. 2). Không áp dụng quy định của Điều này đối với người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, Điều 299 của Bộ luật này; người bị kết án 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương XIV của Bộ luật này do cố ý hoặc người bị kết án 07 năm tù trở lên đối với một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 248, 251 và 252 của Bộ luật này; b) Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này”.

– Luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 71 về xóa án tích, theo đó điểm sửa đổi nổi bật là quy định trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo thì trong 01 năm sẽ được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới, trong khi đó BLHS năm 2015 quy định trường hợp này là 03 năm.

– Luật đã sửa đổi bổ sung Điều 76 theo hướng mở rộng phạm vi trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại bao gồm cả đối với 02 tội danh là tội tài trợ khủng bố (Điều 300) và tội rửa tiền (Điều 324).

– Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 84 như sau: “d) Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án”.

– Luật đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 86, cụ thể như sau: “1. Đối với hình phạt chính: a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung. Hình phạt tiền không tổng hợp với các hình phạt khác; b) Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong cùng lĩnh vực hoặc hình phạt đã tuyên cùng là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong cùng lĩnh vực thì hình phạt chung là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong lĩnh vực đó; c) Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn trong cùng lĩnh vực thì được tổng hợp thành hình phạt chung nhưng không vượt quá 04 năm; d) Nếu trong số các hình phạt đã tuyên có hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 79 của Bộ luật này thì hình phạt chung là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với toàn bộ hoạt động; đ) Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các lĩnh vực khác nhau hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong các lĩnh vực khác nhau hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong các lĩnh vực khác nhau thì không tổng hợp”.

– Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 91 trong đó điểm sửa đổi nổi bật là quy định trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của BLHS năm 2015, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 có nhiều tình tiết giảm nhẹ tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của BLHS năm 2015, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương XII BLHS năm 2015, trong khi đó BLHS năm 2015 quy định trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6 Điều 134.

– Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 93, trong đó tại điểm a được sửa đổi như sau: “Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này”, trong đó, BLHS năm 2015 quy định: “Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng”.

– Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 94, như sau: “1. Hòa giải tại cộng đồng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này; b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.”; ngoài ra, Luật bổ sung khoản 4 vào Điều 94 như sau: “4. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền ấn định thời điểm xin lỗi, thời gian thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này từ 03 tháng đến 01 năm”.

– Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 100, theo hướng quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thì áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, trong khi BLHS năm 2015 quy định nội dung này là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý thì áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ.

– Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 107, theo đó, bổ sung thêm thời hạn cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới, trong thời hạn sâu đây: 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.

1.2. Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản thuộc phần các tội phạm của BLHS năm 2015

– Sửa đổi Điều 112 tội bạo loạn: BLHS năm 2015 đã chuyển hóa tội hoạt động phỉ quy định tại BLHS năm 1999 về cấu thành các tội danh cụ thể tương ứng với các hành vi quy định tại cấu thành tội này, điển hình là tội bạo loạn. Có ý kiến đề nghị bổ sung hành vi cướp phá tài sản vào cấu thành của một trong các tội nêu trên, vì hành vi này chưa được mô tả cụ thể trong cấu thành tội phạm. Thực chất hành vi cướp phá tài sản là một biểu hiện cụ thể của hành vi “bạo lực có tổ chức” của tội bạo loạn. Tuy nhiên, để quy định cụ thể hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thống nhất quy định này Luật đã bổ sung hành vi “cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân” vào cấu thành định tội của tội bạo loạn.

–  Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 113, trong đó điểm mới nổi bật là bổ sung hành vi phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân vào cấu thành định tội của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân. Đồng thời bổ sung trường hợp tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm vào khoản 2 Điều 113.

–  Sửa đổi, bổ sung Điều 134 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Theo quy định tại Điều 134 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được chia thành 7 khoản với các mức hình phạt khác nhau căn cứ vào tỉ lệ thương tích, tổn hại sức khỏe của một người hay một số người. Việc cụ thể hóa tỉ lệ thương tích tại điều luật là cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng, giải quyết các vụ việc trên thực tế và bảo đảm cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, theo quy định của BLHS năm 2015, một số nhóm hành vi có cùng tính chất, mức độ nghiêm trọng nhưng lại được quy định ở các khung khác nhau với các mức hình phạt khác nhau là chưa hợp lý. Để khắc phục bất cập nêu trên, Luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 134 theo hướng ghép các khoản quy định hành vi có tính chất, mức độ nghiêm trọng vào cùng một khung để thống nhất về chính sách xử lý và điều chỉnh lại mức hình phạt cho phù hợp, Theo đó, Điều 134 quy định: (1). Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; đ) Có tổ chức; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; i) Có tính chất côn đồ; k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. (2). Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. (3). Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:     a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;          c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;      d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. (4). Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:         a) Làm chết người; b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. (5). Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Làm chết 02 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. (6). Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 162 BLHS năm 2015, trong đó điểm sửa đổi nổi bật là bổ sung quy định trường hợp “Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.” thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm tại khoản 2 Điều 162 BLHS năm 2015.

– Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 169, theo đó điểm sửa đổi nổi bật là quy định trường hợp gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân để làm cơ sở định khung hình phạt.

 – Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 173, trong đó điểm sửa đổi nổi bật là bổ sung trường hợp: “Tài sản là bảo vật quốc gia” và bỏ trường hợp “Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này” tại khoản 2 Điều 173; đồng thời bỏ trường hợp “Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này” tại khoản 3 Điều 173 BLHS năm 2015 và trường hợp: “Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này” tại khoản 4 Điều 173.

– Sửa đổi, bổ sung Điều 175, theo quy định tại Điều 140 BLHS 1999 thì hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản là một trong những hành vi cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên trong thực tiễn các cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng, không phân biệt được mục đích của việc “bỏ trốn” nhằm chiếm đoạt tài sản hay vì những nguyên nhân khác; mặt khác, theo Luật Cư trú quy định công dân có quyền tự do đi lại, nên việc xác định chính xác dấu hiệu này lại càng khó khăn. Trên cơ sở đề xuất của các cơ quan tố tụng và để tránh tình trạng có thể dẫn đến oan sai trong quá trình giải quyết vụ án, Điều 175 đã loại bỏ hành vi này ra khỏi cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thay vào đó bằng dấu hiệu: “Đến thời hạn trả lại tài sản, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”.  Tuy nhiên, trong quá trình rà soát, xây dựng Luật, các cơ quan tố tụng lại cho rằng, cần bổ sung hành vi “bỏ trốn” để bao quát hết các trường hợp xảy ra trong thực tiễn vì vậy Luật đã bổ sung hành vi “bỏ trốn” là một trong những hành vi cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

– Sửa đổi, bổ sung Điều 186 về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.

– Sửa đổi, bổ sung Điều 190 về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm và Điều 191 về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm:

Tại các các điều 190, 191 BLHS năm 2015, không quy định theo hình thức định tính như BLHS 1999 mà chia ra thành các mức khác nhau, trong đó pháo nổ các loại và thuốc lá điều nhập lậu không quy theo số lượng mà quy theo giá trị và người phạm tội sẽ bị xử lý theo điểm b khoản 1 các điều 190,191 với số tiền 100 triệu đồng trở lên. Qua thực tế, quy định số lượng pháo nổ các loại, thuốc lá điếu nhập lậu trị giá đến 100 triệu đồng đòi hỏi một số lượng rất lớn, gấp nhiều lần so với số lượng quy định trong BLHS 1999. Bên cạnh đó, việc phi hình sự hóa với biên độ rộng như vậy tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, gây bất ổn về an ninh, trật tự, thất thu ngân sách nhà nước. Vì vậy, Luật đã sửa đổi theo hướng quy định riêng về đối tượng hàng cấm là thuốc là điếu nhập lậu hoặc pháo các loại vào Điều 190 và Điều 191, ngoài ra tại điểm a khoản 1 của các điều này cũng loại bỏ quy định hàng cấm là hóa chất, chất kháng sinh.

– Luật đã bỏ tội danh cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông tại Điều 292, đồng thời bổ sung quy định một tội danh mới, đó là tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp nhằm xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh theo phương thức đa cấp đang diễn biến hết sức phức tạp trong  thời gian vừa qua, gây thiệt hại cho nhiều người, nhất là những người dân ở vùng nông thôn, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội,  theo đó, Điều 217a. Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp quy định như sau:

“1. Người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 174 và Điều 290 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên;

c) Quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

– Luật đã sửa đổi, bổ sung tên Điều 232 như sau “Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”. Ngoài ra, để bảo đảm bao quát các trường hợp phạm tội, tăng cường hiệu quả đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm và bảo đảm sự phù hợp với hệ thống pháp luật chuyên ngành, Luật đã sửa đổi theo hướng quy định tách riêng rừng trồng và rừng tự nhiên cho từng loại rừng, đây là điểm mới nổi bật của điều này.

– Sửa đổi, bổ sung Điều 235 về tội gây ô nhiễm môi trường, hiện nay môi trường sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mọi người dân, ảnh hưởng đến giống nòi và sự phát triển của đất nước, vì vậy phải có chế tài hình sự để xử lý nghiêm khắc đối với cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu phòng ngừa và đấu tranh với loại tội phạm này, để phù hợp với thực tiễn công tác đấu tranh, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường trong thời gian tới, Luật đã sửa đổi, bổ sung theo hướng hạ mức định lượng xả thải và định mức quy chuẩn kỹ thuật để đảm bảo yêu cầu trên, theo đó, Điều 235 quy định như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;

b) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 kilôgam đến dưới 1.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 1.500 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Xả thải ra môi trường từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

d) Xả thải ra môi trường 500 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 300 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

đ) Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

e) Thải ra môi trường 150.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 50.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 100.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000 kilôgam đến dưới 200.000 kilôgam hoặc từ 70.000 kilôgam đến dưới 100.000 kilôgam nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

h) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 milisivơ (mSv) trên năm đến dưới 200 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 milisivơ (mSv) trên giờ đến dưới 0,01 milisivơ (mSv) trên giờ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kilôgam đến dưới 50.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;

b) Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

c) Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

d) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 200.000 kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam;

đ) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 200 milisivơ (mSv) trên năm đến dưới 400 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,01 milisivơ (mSv) trên giờ đến dưới 0,02 milisivơ (mSv) trên giờ;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật 5.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại khác;

b) Xả thải ra môi trường 10.000 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 5.000 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

c) Thải ra môi trường 500.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 300.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

d) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kilôgam trở lên;

đ) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều 400 milisivơ (mSv) trên năm trở lên hoặc giá trị suất liều 0,02 milisivơ (mSv) trên giờ trở lên;

e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm”.

– Luật sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến tội phạm về ma tuý, đây là một trong những sửa đổi, bổ sung quan trọng của Luật. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý, các cơ quan chức năng đã phát hiện một số cây có chất ma tuý mới như lá khát, cỏ Mỹ,… với tính chất, mức độ nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người sử dụng, tuy nhiên, các loại cây này chưa được quy định tại BLHS năm 2015, do đó, chưa có cơ sở pháp lý để xử lý hình sự đối với người thực hiện hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, Nghị định số 126/2015/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ về các danh mục chất ma túy và tiền chất đã bổ sung chất ma tuý mới là XLR-11 đây là loại chất ma túy mạnh nhưng chưa được quy định tại BLHS năm 2015.

Ngoài ra, qua rà soát về khối lượng lá, rễ, thân, cành, hoa quả của các cây chứa chất ma túy chia theo khung khoản quy định tại một số điều luật của BLHS năm 2015 như Điều 249 về tội tàng trữ các chất ma túy, Điều 250 về tội vận chuyển trái phép chất ma túy, Điều 252 về tội chiếm đoạt chất ma túy chưa thật hợp lý, cần được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để xử lý các hành vi phạm tội về ma tuý, tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này, Luật đã sửa đổi, bổ sung các quy định về tội phạm ma túy theo hướng: Bổ sung chất XLR-11 vào cấu thành các tội: Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248), Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250), Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251). Bổ sung lá cây khát vào các điều khoản tương ứng của Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250), Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251).  Bổ sung quy định “bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định” vào quy định từ  Điều 249 đến Điều 252.

– Bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại đối với tội tài trợ khủng bố (Điều 300), hiện nay, Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống, vận chuyển trái phép chất ma túy và các chất hướng thần (1988), Công ước của Liên hợp quốc về ngăn chặn tài trợ khủng bố (1999), cũng như Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (2000), theo yêu cầu của các Công ước này, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải hình sự hóa hành vi tài trợ khủng bố và rửa tiền. Việc bổ sung nội dung này sẽ tạo thuận lợi trong hợp tác quốc tế đặc biệt là về thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng phục vụ phát triển đất nước, theo đó Luật đã bổ sung khoản 4 vào Điều 300 như sau: “4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

– Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 3 và 4 Điều 304 và các khoản 2, 3 và 4 Điều 305 theo hướng sửa đổi các tình tiết định lượng về số lượng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc vật liệu nổ theo hướng không liệt kê cụ thể từng loại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự và vật liệu nổ mà kế thừa cách quy định của BLHS năm 1999 là sử dụng định tính “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn” hoặc “số lượng đặc biệt lớn” nhằm bảo đảm bao quát được hết các trường hợp phạm tội và linh hoạt trong xử lý tội phạm. Việc sửa đổi này cũng phù hợp với cách quy định của BLHS năm 2015 tại Chương XIII về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và Chương XXV về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

– Sửa đổi bổ sung Điều 324, theo đó đã giảm nhẹ hình phạt tù đối với người chuẩn bị phạm tội rửa tiền từ 01 năm đến 05 năm xuống còn 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra cũng giống như tại Điều 300, Luật đã bổ sung một khoản quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại tại Điều 324, cụ thể như sau: “6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

– Sửa đổi, bổ sung tên điều Điều 337 thành “Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước”, Điều 337 quy định hành vi cấu thành tội phạm này là “cố ý làm lộ hoặc mua bán bí mật nhà nước”, như vậy, so với tên của Điều luật thì cấu thành cơ bản của tội phạm này còn thiếu nhóm hành vi chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu, bí mật nhà nước. Do đó, để bảo đảm sự thống nhất trong điều luật, tránh bỏ lọt tội phạm, Luật đã sửa đổi Điều 337 theo hướng bổ sung đầy đủ các hành vi “cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước”. Theo đó, các khoản 1, 2 và 3 của Điều này cũng được sửa đổi như sau: (1). Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. (2). Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa. (3). Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Có tổ chức; b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.”.

– Sửa đổi, bổ sung tên điều, khoản 1 và khoản 2 Điều 344 như sau: Tên Điều 344 được sửa đổi thành “Tội vi phạm quy định về hoạt động xuất bản”. Đồng thời loại bỏ 03 trường hợp cấu thành tội phạm quy định tại các điểm a, đ và e khoản 1 Điều 344, cụ thể các trường hợp sau: Không tuân thủ quy định về biên tập và duyệt bản thảo nhưng vẫn xuất bản xuất bản phẩm, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; Phạm tội có số lượng xuất bản phẩm dưới mức quy định tại một trong các điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 344, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 344 hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Không nộp xuất bản phẩm lưu chiểu nhưng vẫn phát hành xuất bản phẩm, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

– Luật sửa đổi, bổ sung theo hướng cấu thành giảm nhẹ của một tội phạm theo hướng giới hạn phạm vi xử lý hình sự đối với trường hợp phạm tội có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả tại khoản 5 Điều 260 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, Điều 261 về tội cản trở giao thông đường bộ, Điều 268 về tội cản trở giao thông đường sắt, Điều 273 về tội cản trở giao thông đường thủy, Điều 278 về tội cản trở giao thông đường không, khoản 4 các Điều 267 tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt và Điều 272 tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy; khoản 5 Điều 307 tội vi phạm quy định về quản lý, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, khoản 5 Điều 310 vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, khoản 5 Điều 313 vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

2. Bổ sung, thay thế, bỏ một số từ, cụm từ, dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy tại một số điều, khoản, điểm của BLHS năm 2015 (Điều 2)

2.1. Bổ sung một số từ, cụm từ, dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy vào các điều, khoản, điểm sau đây của BLHS năm 2015

– Bổ sung cụm từ “Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác,” vào đầu điểm c khoản 2; cụm từ “, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” vào sau cụm từ “tài sản của người khác” và từ “hợp pháp” vào sau từ “đại diện” tại khoản 3 Điều 29;

– Bổ sung cụm từ “cấm tàng trữ,” vào trước cụm từ “cấm lưu hành” tại điểm c khoản 1 Điều 47;

– Bổ sung cụm từ “, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 145 của Bộ luật này” vào sau cụm từ “người dưới 18 tuổi” tại điểm b khoản 2 Điều 148; từ “đang” vào trước cụm từ “thi hành công vụ” tại điểm đ khoản 2 Điều 148;

– Bổ sung cụm từ “hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là” vào trước cụm từ “di vật, cổ vật” tại khoản 1 Điều 176; cụm từ “dưới 100.000.000 đồng nhưng” vào trước cụm từ “tài sản là di vật, cổ vật” tại khoản 1 Điều 177;

– Bổ sung cụm từ “Điều 219 và” vào trước cụm từ “Điều 220 của Bộ luật này” tại khoản 1 Điều 177;

– Bổ sung từ “bị” vào trước cụm từ “cấm đảm nhiệm chức vụ” tại khoản 4 Điều 179;

– Bổ sung cụm từ “phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 02 năm hoặc” vào trước cụm từ “phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm” tại khoản 2, cụm từ “phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc” vào trước cụm từ “phạt tù từ 01 năm đến 03 năm” tại khoản 3 Điều 138; cụm từ “phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc” vào trước cụm từ “phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” tại khoản 2 Điều 139; cụm từ “phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc” vào trước cụm từ “phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm” tại khoản 2 Điều 180 và cụm từ “phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc” vào trước cụm từ “phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm” tại khoản 2 Điều 362;

– Bổ sung cụm từ “hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích” vào sau cụm từ “che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” tại điểm c khoản 1 Điều 209;

– Bổ sung từ “cấm” vào trước cụm từ “hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định” tại điểm d khoản 5 Điều 196, điểm c khoản 4 Điều 209 và điểm c khoản 4 Điều 210;

– Bổ sung cụm từ “hoặc xử phạt vi phạm hành chính” vào sau cụm từ “đã bị xử lý kỷ luật” tại khoản 1 Điều 219, khoản 1 Điều 220, khoản 1 Điều 221 và khoản 1 Điều 222; từ “theo” vào trước từ “quy định” tại điểm d khoản 1 Điều 221;

– Bổ sung từ “của” vào trước cụm từ “Luật quản lý thuế” tại điểm b khoản 1 Điều 223;

– Bổ sung từ “dưới” vào trước cụm từ “500.000.000 đồng” tại khoản 1 Điều 241;

– Bổ sung cụm từ “do Chính phủ quy định” vào sau cụm từ “cây khác có chứa chất ma túy” tại khoản 1 Điều 247;

– Bổ sung dấu “,” vào sau từ “văn hóa” tại điểm b khoản 2 Điều 338;

– Bổ sung từ “Để” vào đầu điểm c khoản 2 Điều 342;

– Bổ sung từ “nguy hiểm” vào sau từ “Tái phạm” tại khoản 2 Điều 346;

– Bổ sung từ “đồng” vào sau cụm từ “từ 1.000.000.000” tại điểm e khoản 2 Điều 353, điểm d khoản 2 Điều 354, điểm đ khoản 2 Điều 355 và điểm d khoản 2 Điều 358; bổ sung từ “năm” vào sau cụm từ “từ 01” tại khoản 1 Điều 358;

– Bổ sung từ “khác” vào sau cụm từ “hoặc gây thiệt hại” tại khoản 1 Điều 356, khoản 1 Điều 357;

– Bổ sung cụm từ “Dẫn đến” vào đầu điểm e khoản 2, cụm từ “; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng” vào sau cụm từ “tội phạm nghiêm trọng” tại điểm b khoản 3, cụm từ “người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” vào sau cụm từ “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” tại điểm c khoản 4 Điều 374;

– Bổ sung cụm từ “hoặc người phạm tội” vào sau cụm từ “bỏ lọt tội phạm” tại điểm a khoản 3 Điều 372 và điểm b khoản 3 Điều 382.

2.2. Thay thế từ, cụm từ, dấu phẩy tại các điều, khoản, điểm sau đây của BLHS năm 2015

– Thay thế cụm từ “Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý” bằng cụm từ “Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng” tại khoản 3 Điều 29;

– Thay thế dấu “,” bằng từ “hoặc” trước cụm từ “người đủ 70 tuổi trở lên” tại điểm i khoản 1, trước cụm từ “tàn ác để phạm tội” tại điểm m khoản 1 và trước cụm từ “phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người” tại điểm n khoản 1 Điều 52;

– Thay thế cụm từ “Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư” bằng cụm từ “Cấm vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc quỹ đầu tư” tại điểm a khoản 2 Điều 81;

– Thay thế cụm từ “Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%” bằng cụm từ “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên” tại điểm a khoản 2 Điều 135;

– Thay thế cụm từ “phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm” bằng cụm từ “phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm” tại khoản 1 Điều 138; cụm từ “phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm” bằng cụm từ “phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm” tại khoản 1 Điều 139 và khoản 1 Điều 362; cụm từ “phạt tù từ 01 năm đến 05 năm” bằng cụm từ “phạt tù từ 02 năm đến 05 năm” tại khoản 3 Điều 139; cụm từ “phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” bằng cụm từ “phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm” tại khoản 1 Điều 241; cụm từ “phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm” bằng cụm từ “phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm” tại khoản 1 Điều 419;

– Thay thế cụm từ “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên” bằng cụm từ “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên” tại điểm b khoản 2 Điều 140; cụm từ “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%” bằng cụm từ “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%” tại điểm đ khoản 2 Điều 146, điểm e khoản 2 Điều 147, điểm e khoản 2 Điều 149, điểm g khoản 2 Điều 155, điểm g khoản 2 Điều 156 và điểm d khoản 2 Điều 368; cụm từ “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên” bằng cụm từ “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên” tại điểm a khoản 3 Điều 146, điểm a khoản 3 Điều 147, điểm c khoản 3 Điều 149, điểm a khoản 3 Điều 155, điểm b khoản 3 Điều 156, điểm c khoản 3 Điều 368 và điểm g khoản 2 Điều 397;

– Thay thế cụm từ “Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi này với người dưới 01 tuổi khác” bằng cụm từ “Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi” tại Điều 152;

– Thay thế cụm từ “Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này” bằng cụm từ “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này” tại điểm b khoản 5 Điều 196;

– Thay thế cụm từ “lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất” bằng cụm từ “lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất” tại khoản 1 và cụm từ “Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên” bằng cụm từ “Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên” tại khoản 2 Điều 201;

– Thay thế cụm từ “100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng” bằng cụm từ “200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng” tại khoản 2 và cụm từ “Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này” bằng cụm từ “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều này” tại điểm b khoản 4 Điều 203;

– Thay thế cụm từ “gây thiệt hại về tài sản” bằng cụm từ “gây thất thoát, lãng phí” tại điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều 219;

– Thay thế cụm từ “thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại” bằng cụm từ “có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo” tại khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 236; từ “quy chuẩn” bằng từ “Quy chuẩn” tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 236;

– Thay thế cụm từ “phân khu bảo tồn nghiêm ngặt” bằng cụm từ “phân khu bảo vệ nghiêm ngặt” tại điểm b khoản 2 Điều 245;

– Thay thế cụm từ “Vận chuyển với số lượng” bằng cụm từ “Có số lượng” tại điểm đ khoản 2 và cụm từ “Vận chuyển qua biên giới” bằng cụm từ “Vận chuyển, mua bán qua biên giới” tại điểm e khoản 2 Điều 254;

– Thay thế từ “viễn thông” bằng cụm từ “mạng viễn thông” và dấu “,” bằng từ “hoặc” sau từ “trao đổi” tại khoản 1 Điều 285;

– Thay thế cụm từ “hệ thống thông tin, giao dịch tài chính” bằng cụm từ “hệ thống thông tin tài chính” tại điểm b khoản 3 Điều 287;

– Thay thế cụm từ “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm từ 11% đến 45%” bằng cụm từ “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%” tại điểm e khoản 2; cụm từ “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm 46% trở lên” bằng cụm từ “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bán dâm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên” tại điểm c khoản 3 Điều 327;

– Thay thế cụm từ “Phạm tội trong những trường hợp sau đây” bằng cụm từ “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây” tại khoản 2 Điều 338, khoản 2 và khoản 3 Điều 350;

– Thay thế cụm từ “05 giấy tờ giả” bằng cụm từ “06 giấy tờ giả” tại điểm a khoản 3 Điều 359; thay thế cụm từ “05 người trở lên” bằng cụm từ “06 người trở lên” tại điểm a và cụm từ “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” bằng cụm từ “tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” tại điểm b khoản 3 Điều 369;

– Thay thế từ “hỏi cung” bằng cụm từ “người bị hỏi cung” tại khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều 374; cụm từ “người đang chấp hành hình phạt tù” bằng cụm từ “người đang chấp hành án phạt tù” tại khoản 1, cụm từ “người tiến hành tố tụng” bằng cụm từ “người có thẩm quyền tiến hành tố tụng” tại điểm c khoản 2 Điều 378;

– Thay thế cụm từ “Điều 135” bằng cụm từ “Điều 134” tại khoản 1 Điều 398;

– Thay thế cụm từ “ngày 01 tháng 7 năm 2016” bằng cụm từ “ngày 01 tháng 01 năm 2018” tại Điều 426.

2.3. Bỏ từ, cụm từ tại các điều, khoản, điểm sau đây của BLHS năm 2015

– Bỏ cụm từ “; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại” tại điểm d khoản 1 Điều 172 và điểm d khoản 1 Điều 174;

– Bỏ cụm từ “hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa” tại khoản 1 Điều 176 và khoản 1 Điều 177;

– Bỏ điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 172; điểm g khoản 2, điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 174;

– Bỏ dấu “,” sau cụm từ “200.000.000 đồng” tại khoản 1 Điều 176;

– Bỏ cụm từ “của Nhà nước” tại tên điều Điều 220 và Điều 221;

– Bỏ từ “các” trước cụm từ “quy định về quản lý khu bảo tồn” tại tên điều và khoản 1, bỏ từ “từ” trước cụm từ “500 mét vuông (m2) trở lên” tại điểm b khoản 2 Điều 245;

– Bỏ từ “một” tại khoản 3 Điều 346;

– Bỏ từ “từ” trước cụm từ “1.000.000.000 đồng” tại khoản 3 Điều 223 và trước cụm từ “11 giấy tờ giả trở lên” tại điểm a khoản 4 Điều 359;

– Bỏ cụm từ “, thẩm định giá tài sản” tại khoản 1 Điều 383;

– Bỏ cụm từ “, kinh tế, lao động” sau cụm từ “các vụ án hình sự, hành chính, dân sự” tại khoản 1 Điều 384.

3. Về hiệu lực thi hành (Điều 3)

Điều 3 của Luật quy định Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018./.

 

Tiêu Dao