Phổ biến GD pháp luật

Tìm hiểu nội dung về “Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt” tại Điều 58 BLTTHS năm 2015

Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã là người tham gia tố tụng mới được quy định trong BLTTHS năm 2015.

Tìm hiểu nội dung Điều 147 BLHS năm 2015 về “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm”

Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm là quy định mới của BLHS năm 2015. Tội phạm này nhằm răn đe phòng ngừa những hành vi xâm phạm đến các quyền nhân phẩm danh sự của trẻ em của những người đã thành niên.

Nghị định quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân (CAND)

Ngày 23/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 70/2019/NĐ-CP quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân (CAND).

Tìm hiểu nội dung về “Hình phạt chính áp dụng đối với cá nhân phạm tội: Cải tạo không giam giữ” Điều 36 BLHS năm 2015

Cải tạo không giam giữ là hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do BLHS quy định, xét thấy không cần thiết phải tước tự do của người bị kết án, không cần phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội mà giao họ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục với khoảng thời gian từ 6 tháng đến 3 năm.

Tìm hiểu nội dung về “Hình phạt chính áp dụng đối với cá nhân phạm tội: Phạt tiền” tại Điều 35 BLHS năm 2015

Phạt tiền là hình phạt do Tòa án tuyên buộc người phạm tội phải nộp tiền nhất định sung công quỹ Nhà nước.

Tìm hiểu nội dung về “Hình phạt chính áp dụng đối với cá nhân phạm tội: Cảnh cáo” tại Điều 34 BLHS năm 2015

Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của Nhà nước do Tòa án tuyên đối với người bị kết án. Cảnh cáo là hình phạt chính nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt được quy định trong BLHS nước ta.

Tìm hiểu nội dung Điều 33 BLHS năm 2015 về “Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội”

Theo quy định của BLHS thì pháp nhân thương mại chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện như: Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại; Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại; Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và 3 Điều 27 BLHS năm 2015.

Tìm hiểu nội dung Điều 32 BLHS năm 2015 về “Các hình phạt đối với người phạm tội”

Hệ thống hình phạt là các hình phạt do Nhà nước Việt Nam quy định trong BLHS, được sắp xếp theo một trật tự nhất định dựa trên cơ sở tính chất nghiêm khắc của mỗi loại hình phạt.Theo quy định tại Điều 32 BLHS năm 2015 thì hệ thống hình phạt trong BLHS bao gồm các hình phạt chính và các hình phạt bổ sung.

Phân biệt tội làm nhục người khác và tội vu khống

Có thể nói tội làm nhục người khác và tội vu khống đều là tội xâm phạm đến khách thể là nhân phẩm, danh dự con người và được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp của người phạm tội được quy định tại Bộ luật hình sự 2015. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm giống nhau thì tội làm nhục người khác và tội vu khống cũng có các đặc điểm khác nhau.

Công an tỉnh Quảng Bình: Ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi viết “Tìm hiểu Luật An ninh mạng”

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai Cuộc thi viết “Tìm hiểu Luật An ninh mạng” trong Công an tỉnh Quảng Bình.

Tìm hiểu nội dung về “Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi” Điều 48 BLHS năm 2015

Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi, Đây là biện pháp được BLHS quy định, do Tòa án áp dụng để buộc người phạm tội trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội của họ gây ra cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

Tìm hiểu nội dung Điều 49 BLHS năm 2015 về “Bắt buộc chữa bệnh”

Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp được quy định trong BLHS, do tòa án, viện kiểm sát căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể ra quyết định áp dụng đối với người thực hiện (trước, trong hoặc sau khi thực hiện) hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, tức là không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình và buộc phải chữa bệnh tại một cơ sở điều trị chuyên khoa.

Tìm hiểu nội dung về “Phối hợp điều tra, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.” Điều 508 BLTTHS năm 2015.

Phối hợp điều tra là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cùng tiến hành điều tra một vụ án cụ thể thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm Việt Nam.

Tìm hiểu nội dung Điều 507 BLTTHS năm 2015 về “Xử lý tài sản do phạm tội mà có”

Tài sản do phạm tội mà có là những vật, tiền người phạm tội có được ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội hoặc sau khi định đoạt những tài sản đó mà có.

Điểm mới Điều 134 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” so với BLHS năm 1999

BLHS năm 1999 quy định 04 khoản, BLHS năm 2015 quy định 07 khoản. Điểm mới của tội phạm này sau khi được sửa đổi bổ sung tháng 6/2017 so với BLHS năm 2015: Cấu trúc lại điều luật, sửa từ 7 khoản thành 6 khoản.
Skip to content