Phổ biến GD pháp luật

Tìm hiểu nội dung về “Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi” Điều 48 BLHS năm 2015

Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi, Đây là biện pháp được BLHS quy định, do Tòa án áp dụng để buộc người phạm tội trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội của họ gây ra cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

Tìm hiểu nội dung Điều 49 BLHS năm 2015 về “Bắt buộc chữa bệnh”

Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp được quy định trong BLHS, do tòa án, viện kiểm sát căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể ra quyết định áp dụng đối với người thực hiện (trước, trong hoặc sau khi thực hiện) hành vi nguy hiểm cho xã hội khi không có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, tức là không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình và buộc phải chữa bệnh tại một cơ sở điều trị chuyên khoa.

Tìm hiểu nội dung về “Phối hợp điều tra, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.” Điều 508 BLTTHS năm 2015.

Phối hợp điều tra là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cùng tiến hành điều tra một vụ án cụ thể thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm Việt Nam.

Tìm hiểu nội dung Điều 507 BLTTHS năm 2015 về “Xử lý tài sản do phạm tội mà có”

Tài sản do phạm tội mà có là những vật, tiền người phạm tội có được ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội hoặc sau khi định đoạt những tài sản đó mà có.

Điểm mới Điều 134 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” so với BLHS năm 1999

BLHS năm 1999 quy định 04 khoản, BLHS năm 2015 quy định 07 khoản. Điểm mới của tội phạm này sau khi được sửa đổi bổ sung tháng 6/2017 so với BLHS năm 2015: Cấu trúc lại điều luật, sửa từ 7 khoản thành 6 khoản.

Sự khác nhau giữa Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Cả hai hành vi phạm tội tham ô tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều xâm phạm đến quyền sở hữu, sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước; Cá nhân phạm tội đều là những người có chức vụ, quyền hạn; Đều lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản; Về mặt khách quan: đều là tội cấu thành vật chất; Về mặt chủ quan: đều là lỗi cố ý trực tiếp với mục đích tư lợi. Tuy nhiên, tội tham ô tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có rất nhiều điểm khác nhau:

“Điều 120. Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” được tách ra từ Điều 91 BLHS năm 1999.

Điều 91 BLHS năm 1999 với tên tội danh là tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân nhưng nội dung của điều luật lại quy định về hai nhóm tội phạm ở hai khoản độc lập với mức hình phạt khác nhau, đó là: (1) Trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, với hình phạt là từ 03 năm đến 12 năm tù; (2) Tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân với hình phạt là từ 05 năm đến 15 năm tù.

“Điều 129. Phong tỏa tài khoản” là biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự mới được quy định trong BLTTHS năm 2015

Phong tỏa tài khoản là biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng với người bị buộc tội nhằm đảm bảo việc thi hành án dân sự trong bản án hình sự.

Tìm hiểu nội dung Điều 131 BLHS năm 2015 về “Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát”

Xúi giục người khác tự sát là hành vi dùng lời nói hay hành động để kích động, dụ dỗ, lừa dối làm cho người khác tự tước bỏ quyền sống của mình. Giúp người khác tự sát là hành vi tạo các điều kiện về vật chất, tinh thần để người khác thuận lợi trong việc tự sát.

Sự khác nhau giữa kháng nghị và kháng cáo.

Kháng nghị và kháng cáo khác nhau về cơ sở pháp lý, khái niệm, hình thức, chủ thể, thời hạn.

Tìm hiểu điểm mới Điều 117 BLHS năm 2015 so với Điều 88 BLHS năm 1999

Sửa tên điều luật từ “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thành “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; Nội dung điều luật được sửa theo hướng quy định cụ thể hơn và mở rộng hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này là tuyên truyền, làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, theo Điều 117 BLHS năm 2015, hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Tìm hiểu nội dung về “Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự” Điều 85 BLTTHS năm 2015

Một trong những nhiệm vụ tất yếu của quá trình giải quyết vụ án hình sự là xác định sự thật khách quan của vụ án liên quan tới tội phạm, người phạm tội và các vấn đề liên quan. Tập hợp các vấn đề cần phải xác định này gọi là những vấn đề phải chứng minh của vụ án.

10 biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự theo BLTTHS 2015

10 biện pháp ngăn chặn gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp; Bắt người (đối với người phạm tội quả tang); Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Tạm giữ; Tạm giam; Bảo lĩnh; Đặt tiền để bảo đảm; Đặt tiền để bảo đảm; Cấm đi khỏi nơi cư trú; Tạm hoãn xuất cảnh

Tìm hiểu nội dung Điều 133 BLHS năm 2015 về “Tội đe dọa giết người”

Đe dọa giết người là hành vi của một người bằng lời nói, hành động hoặc bằng các thủ đoạn khác làm cho người khác lo sợ rằng họ sẽ bị giết.

Tìm hiểu nội dung Điều 128 BLTTHS năm 2015 về “Kê biên tài sản”

Kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự do Cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với bị can, bị cáo nhằm đảm bảo thi hành phần dân sự trong bản án hình sự.
Skip to content