Phổ biến GD pháp luật

Hướng dẫn hợp nhất cơ quan Đảng với cơ quan chuyên môn trong DN nhà nước

Ban Tổ chức Trung ương vừa ban hành văn bản số 17-HD/BTCTW ngày 5/10/2018 hướng dẫn thực hiện hợp nhất các cơ quan tham...

Tìm hiểu nội dung Điều 13 BLHS năm 2015 về “ Phạm tội do dùng rượu , bia hoặc chất kích thích mạnh khác”

BLHS đã sửa tên của điều luật từ:”Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác”. (Điều 14 BLHS năm 1999) thành “Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác” (Điều 13 BLHS năm 2015) và sửa quy định “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác...” (Điều 14 BLHS năm 1999) bằng quy định “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia...”.

Tìm hiểu về “ Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm” tại Điều 4 BLHS năm 2015

Đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm là cuộc đấu tranh lâu dài và đó là một bộ phận của cách mạng xã hội. Tội phạm là một hiện tượng mang tính tiêu cực lớn trong xã hội nên đấu tranh để bài trừ tội phạm khỏi đời sống xã hội là một nhiệm vụ mà bất cứ Nhà nước nào cũng phải tiến hành. Hạt nhân quan trọng của cuộc đấu tranh này là các cơ quan hữu quan có trách nhiệm.

Nghị định số 137/2018/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết Luật luật sư

Ngày 08/10/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư (Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 25/11/2018). Theo đó, Nghị định số 137/2018/NĐ-CP đã giữ nguyên 38 điều, bổ sung 5 điều, sửa đổi 6 điều và bãi bỏ 01 điều. Cụ thể như sau:

Tìm hiểu Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và tại trường giáo dưỡng.

“Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.” được quy định tại Điều 429 và “Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.” được quy định tại điều 430 BLTTHS năm 2015.

Quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

Nghị định 138/2018/NĐ-CP: Sửa đổi, bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 138/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe. Nghị định 138/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện kinh doanh, cấp và thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô.

Tìm hiểu nội dung Điều 217a BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về “Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp”

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS đã bổ sung tội danh mới – tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp – Điều 217a BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)  nhằm hạn chế hiệu quả nạn kinh doanh theo phương thức đa cấp trái pháp luật.

Điểm mới của BLTTHS năm 2015 về Quyền, nghĩa vụ của người đại diện của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi

Theo quy định tại khoản 20 Điều 55 BLTTHS năm 2015 người đại diện của người bị buộc tội cũng là người tham gia tố tụng. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi được quy định tại nhiều điều khoản khác nhau tại các Điều 331, 338, 418, 420, 421, 422, 423, 469, 470 BLTTHS năm 2015.

Sửa quy định xử phạt vi phạm trong bán hàng đa cấp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 141/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Nghị định mới về kiểm soát chi nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 132/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, trong đó bổ sung quy định kiểm soát chi nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

Tìm hiểu Điều 176 BLHS năm 2015 về “Tội chiếm giữ trái phép tài sản”

Đối tượng tác động của tội phạm chiếm giữ trái phép tài sản này là tài sản, bao gồm vật, tiền.

Điều 115 BLHS năm 2015 về “Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội” giảm hình phạt tối đa so với Điều 86 BLHS năm 1999

So với Điều 86 BLHS năm 1999, Điều 115 này có các điểm mới là giảm hình phạt tối đa đối với trường hợp phạm tội thuộc khoản 1 từ 20 năm xuống là 15 năm (khoản 1 Điều 86 BLHS năm 1999 quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 20 năm, nay khoản 1 Điều 115 quy định phạt tù từ 07 năm đến 15 năm) và quy định cụ thể hình phạt áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội này (phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm).

Tìm hiểu Điều 45 BLHS năm 2015 về “Tịch thu tài sản”

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ Nhà nước.

Bị hại và quyền của bị hại trong BLTTHS năm 2015

“Người bị hại là người bị thiệt hại về vật chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra” quy định tại BLTTHS 2003 .  BLTTHS 2015 thuật ngữ “Người bị hại” trong BLTTHS 2003 (quy định đối tượng chỉ có cá nhân) đã được thay thế bằng thuật ngữ “Bị hại” (khái niệm bị hại mở rộng đối tượng bao gồm cá nhân và pháp nhân).
Skip to content