Phổ biến GD pháp luật

Nghị định mới về kiểm soát chi nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 132/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, trong đó bổ sung quy định kiểm soát chi nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

Tìm hiểu Điều 176 BLHS năm 2015 về “Tội chiếm giữ trái phép tài sản”

Đối tượng tác động của tội phạm chiếm giữ trái phép tài sản này là tài sản, bao gồm vật, tiền.

Điều 115 BLHS năm 2015 về “Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội” giảm hình phạt tối đa so với Điều 86 BLHS năm 1999

So với Điều 86 BLHS năm 1999, Điều 115 này có các điểm mới là giảm hình phạt tối đa đối với trường hợp phạm tội thuộc khoản 1 từ 20 năm xuống là 15 năm (khoản 1 Điều 86 BLHS năm 1999 quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 20 năm, nay khoản 1 Điều 115 quy định phạt tù từ 07 năm đến 15 năm) và quy định cụ thể hình phạt áp dụng đối với người chuẩn bị phạm tội này (phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm).

Tìm hiểu Điều 45 BLHS năm 2015 về “Tịch thu tài sản”

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ Nhà nước.

Bị hại và quyền của bị hại trong BLTTHS năm 2015

“Người bị hại là người bị thiệt hại về vật chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra” quy định tại BLTTHS 2003 .  BLTTHS 2015 thuật ngữ “Người bị hại” trong BLTTHS 2003 (quy định đối tượng chỉ có cá nhân) đã được thay thế bằng thuật ngữ “Bị hại” (khái niệm bị hại mở rộng đối tượng bao gồm cá nhân và pháp nhân).

Tìm hiểu nội dung về “ Xóa án tích theo quyết định của Tòa án” tại Điều 71 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Xóa án tích theo quyết định của Tòa án là trường hợp được xóa án tích trên cơ sở quyết định của Tòa án.

Điều 155 BLHS năm 2015 về “Tội làm nhục người khác” đã bổ sung một khoản và bổ sung tình tiết tăng nặng so với BLHS năm 1999.

BLHS năm 2015 đã bổ sung thêm một khoản (điều luật cũ chỉ 03 khoản), đồng thời quy định rõ hơn các trường hợp phạm tội, cấu thành tăng nặng định khung. Ngoài ra Điều 155 BLHS năm 2015 còn bổ sung tình tiết tăng nặng định khung vào khoản 2 “Sử dụng mạng máy tính hoặc viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%”; Khoản 03 quy định hai tình tiết “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; Làm nạn nhân tự sát”. Về hình phạt Điều 155 BLHS năm 2015 bổ sung hình phạt tiền làm hình phạt chính; tăng hình phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm lên 03 năm, tăng hình phạt tù mức tối đa từ 03 năm lên 05 năm.

Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

Điểm mới của “Tội mua bán người” được sửa đổi tháng 6/2017 so với BLHS năm 2015

BLHS năm 2015 đã phân tích làm rõ về thủ đoạn phạm tội mua bán người là: “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác…nội dung mô tả hành vi khách quan tương đồng với quy định của các công ước quốc tế về chống buôn bán người.

Tha tù trước thời hạn có điều kiện là chế định mới lần đầu tiên được quy định trong BLHS năm 2015 và tiếp tục được sửa đổi trong lần sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2017

Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp miễn chấp hành có điều kiện thời hạn còn lại  của hình phạt tù đã tuyên.

Sửa quy định về thẩm tra an toàn giao thông đường bộ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 125/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, sửa đổi, bổ sung một số nội dung về thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.

Bãi bỏ nhiều điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa.

Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

Ngày 04/9/2018, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; Nghị định gồm 4 chương 39 điều.

Tìm hiểu “Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân” tại Điều 167 BLHS năm 2015

Hành vi phạm tội của tội này xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, được Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 25 và được quy định cụ thể trong Luật báo chí ngày 5/4/2016, Luật tiếp cận thông tin ngày 6/4/2016 và văn bản quy phạm pháp luật là Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ về việc quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng.

Tìm hiểu Điều 165 BLHS năm 2015 về “Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới”

Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới là hành vi vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế.
Skip to content